BỆNH CÚM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA - CƠ SỞ 2
Góc y tế: Mầm Non Việt 2
Vào thời điểm giao mùa, dịch cúm rất dễ bùng phát và lây lan rộng rãi. Trong khi đó, các bệnh này lại khó điều trị và thường gây ra biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Chủ động phòng cúm cho trẻ sơ sinh và trẻ em vì thế là điều mà cha mẹ nên làm. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp kiến thức về bệnh cúm và cách phòng cúm cho trẻ sơ sinh, trẻ em. Mời các bạn tham khảo.
1. Cúm là gì? Thế nào là Cúm A?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường xảy ra vào mùa đông - xuân, nên được gọi là cúm mùa. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có mức độ lây lan nhanh chóng qua đường không khí, rất khó để kiểm soát. Tác nhân gây nên bệnh cúm là các chủng virus thuộc họ virus cúm (Orthomyxoviridae).
Cúm A là một bệnh thuộc nhóm cúm mùa, do các chủng của virus Cúm A gây ra, gồm có: H1N1, H5N1, H7N9. Bệnh lây truyền nhanh chóng qua đường hô hấp thông qua 2 trường hợp chính:
Hít phải không khí chứa virus cúm: virus bám trên các hạt bụi, bọt nước nhỏ trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi.
Tiếp xúc với đồ vật nhiễm virus cúm rồi đưa lên mắt, mũi miệng. Virus xâm nhập vào từ đó.
Chính vì vậy, bệnh cúm A rất dễ bùng phát và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là những nơi tập trung đông người như: nhà trẻ, trường học, lễ hội, cơ quan,… Đối tượng dễ nhiễm cúm là các đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai. Phòng cúm cho trẻ sơ sinh, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai là vấn đề cần được quan tâm nhất trong đẩy lùi dịch cúm.
2. Triệu chứng của bệnh Cúm A như thế nào?
Người bị Cúm A sẽ rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường (cảm cúm) nếu không để ý kỹ, vì chúng có các triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên về mức độ nặng của triệu chứng thì chúng ta có thể phân biệt được Cúm A và cúm thường.
Cúm thường: Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, ít ho, sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, hắt hơi liên tục, có thể đau nhức cơ ở mức độ nhẹ. Nhìn chung các biểu hiện ở người mắc cúm thường đều ở mức độ nhẹ, rất nhanh khỏi và dễ điều trị, hầu như không gây ra biến chứng gì sau khi khỏi bệnh.
Cúm A: Ngoài các triệu chứng tương tự như cúm thường thì người mắc Cúm A còn xuất hiện thêm các triệu chứng nặng hơn như:
Sưng hạch bạch huyết, sưng hầu.
Khô rát họng, đau họng.
Đau đầu dữ dội.
Ho nhiều.
Sốt cao trên 38 độ, thường là 39 - 40 độ.
Đau nhức cơ, xương, cơ thể mệt mỏi, bủn rủn tay chân.
Ở trẻ em thường thấy nôn mửa.
Nhiều khi dẫn đến viêm phổi, khó thở.
Vậy sốt Cúm A kéo dài bao lâu thì hết? Người bị Cúm A sẽ sốt cao trong vòng 2 - 3 ngày liền, kể cả trẻ em. Sau đó người bệnh có thể sốt nhẹ kèm theo các triệu chứng trên kéo dài đến một tuần hoặc hơn, tùy theo sức đề kháng của mỗi người.
Các triệu chứng nói trên thường nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ em nên rất dễ tử vong hoặc gây ra biến chứng nặng nề về hô hấp, thần kinh, tim mạch. Chính vì vậy, phòng Cúm A cho trẻ cũng như phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng là việc cần làm để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.
3. Điều trị Cúm A như thế nào?
Điều trị cúm A sẽ bao gồm điều trị triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra với người bệnh. Vậy điều trị và chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm cúm A như thế nào để nhanh khỏi?
Thuốc chống vi-rút (Oseltamivir - Tamiflu): tùy trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị hoặc phòng ngừa cúm; dùng thuốc trong vòng 48 giờ đầu từ khi có triệu chứng cúm. Oseltamivir có thể gây tác dụng phụ nhẹ, hầu hết mọi người có thể tiếp tục dùng thuốc. Cần lưu ý rằng thuốc kháng sinh KHÔNG hữu ích để điều trị các bệnh do vi-rút như cúm. Chỉ sử dụng kháng sinh nếu có biến chứng do vi khuẩn bội nhiễm.
Hạ sốt: Theo dõi nhiệt độ 2 - 3 giờ/lần. Dùng Paracetamol (Efferalgan) 10mg/kg nếu sốt > 38,5 độ C, liều thứ 2 cách xa > 4 - 5 giờ để giảm sốt, đau đầu và đau cơ.
Tình trạng ho thường hết sau 2 tuần mà không cần điều trị (thuốc ho thường không hữu ích; không khuyên dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm cúm cho trẻ em dưới 6 tuổi).
Song song với quá trình điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, cách ly với những người xung quanh.
4. Làm cách nào để phòng ngừa Cúm A?
Cúm A là một bệnh dễ lây lan trong cộng đồng. Muốn phòng ngừa Cúm A hiệu quả thì mọi người cần có ý thức chung trong phòng chống dịch cúm:
Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi đi từ bên ngoài về.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài, lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi.
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh cúm. Tiếp xúc phải có bảo hộ đầy đủ.
Người có triệu chứng sốt, đau đầu, ho,… cần được đưa đến cơ sở y tế để cách ly, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chủ động phòng Cúm A cho trẻ sơ sinh và trẻ em bằng tiêm phòng cúm đúng lịch, đủ mũi và chú ý tiêm nhắc lại.
Sưu tầm
Các bài viết khác
- NHỮNG TRÒ CHƠI VỚI NƯỚC
- HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI 9.2 - LỚP MOON
- DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM - CÁC ĐẶC TÍNH VÀ TRẠNG THÁI CỦA NƯỚC - LỚP LÁ 2
- DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM - NƯỚC CÓ NHIỀU ĐIỀU THÚ VỊ LẮM Ạ - LỚP MẦM 3
- DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM
- CÙNG HỌC BƠI NÀO - LỚP MẦM 3
- LỄ HỘI XUÂN 2023 - RỰC RỠ SẮC XUÂN
- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ - LỄ HỘI RỰC RỠ SẮC XUÂN
- GÓI BÁNH TÉT, GÓI YÊU THƯƠNG
- CÂY MAI, CÂY ĐÀO ĐÓN TẾT - LỚP CHỒI 2
- LÀM THIỆP CHÚC TẾT - LỚP SKY 1
- PTNN: CẶP TỪ TRÁI NGHĨA - LỚP LÁ 2
- VẼ TÚI VẢI
- KỂ CHUYỆN: MỰC CON TÌM MẸ - LỚP MẦM 1
- PTNT: PHÂN BIỆT CON GÀ - CON VỊT - LỚP MẦM 2
- TIỆC BUFFET TẤT NIÊN 2022