CHƯƠNG TRÌNH HỌC THÁNG 10.2020 - CƠ SỞ 2
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 10.2020
LỚP: NGÔI SAO (6 – 12 tháng)
(Từ ngày 05.10.2020 – 31.10.2020)
Phát triển Thể chất
|
Phát triển Nhận thức
|
Phát triển Ngôn ngữ
|
Phát triển Tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ |
- Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp. - Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động: Tay: co, duỗi, đưa lên cao, bắt chéo tay trước ngực. Chân: nâng 2 chân duỗi thẳng. Tập trườn, xoay người theo các hướng. - Trườn đến phía trước lấy đồ chơi. - Xoay người theo hướng trái, phải - Tập ngồi. - Bé tập ngồi với gậy thể dục - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: Làm quen chế độ ăn cơm xay nấu với các loại thực phẩm khác nhau; Làm quen chế độ ngủ 3 giấc. |
- Nhìn các đồ vật, tranh ảnh có màu sắc sặc sỡ. - Bé nhìn theo quả bóng lăn. - Bé nhìn và đến lấy đồ chơi. - Bé nhìn hình ảnh bản thân trong gương. - Bé xem tranh ảnh loại quả. - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc. - Bé nghe và hiểu các từ chỉ hành động: chào, vỗ tay - Bé nghe và tập làm theo một số hành động: chào, vỗ tay. |
- Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc. - Bé nghe và hiểu các từ chỉ hành động: chào, vỗ tay - Bé nghe và tập làm theo một số hành động: chào, vỗ tay |
- Chơi với bàn tay, bàn chân của bản thân. - Tập biểu hiện tình cảm, cảm xúc: cười, đùa với cô. - Giao tiếp với cô bằng âm thanh, hành động, cử chỉ. - Chơi với đồ chơi/đồ vật. - Làm theo cô: chào, tạm biệt. - Nghe âm thanh của một số đồ vật, đồ chơi. - Nghe âm thanh của xắc xô - Nghe hát ru, nghe nhạc, thơ - Nghe thơ: Con cá vàng - Nghe nhạc: Cá vàng bơi
|
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 10.2020
LỚP: MẶT TRĂNG (13 – 24 tháng)
(Từ ngày 5.10.2020 – 31.10.2020)
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 10.2020
LỚP: BẦU TRỜI 2 (24 – 36 tháng)
(Từ ngày 05.10.2020 – 31.10.2020)
Phát triển Thể chất
|
Phát triển Nhận thức
|
Phát triển Ngôn ngữ
|
Phát triển Tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ |
- Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp. - Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động - Bò thẳng hướng theo đường hẹp; Đi trong đường hẹp; Chạy theo hướng thẳng; - Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau; Luồn dây; Tập cầm bút tô, vẽ; - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau; luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ; rửa tay trước khi ăn, lau mặt, lau miệng, tự xúc ăn, tự cầm ly uống nước, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
|
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu - Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết: cứng- mềm, trơn, nhẵn, xù xì - Tên và chức năng chính một số bộ phân của cơ thể: mắt, mũi, tay, chân - Nhận biết 1 đôi: đôi dép, đôi vớ - Số lượng 1 và nhiều - Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân: giới tính trai hay gái. Biết mình thích chơi gì, làm gì, thích bạn nào - Nhận ra đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/ lớp - Biết tên cô giáo và quan sát công việc của cô giáo làm hằng ngày để chăm sóc bé. - Biết tên một số bạn, nhóm/lớp
|
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc: gối, mềm, chén, muống - Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói - Nghe các bài thơ: Miệng xinh, Cái lưỡi, Truyện:Đôi bạn nhỏ - Nghe giọng nói khác nhau, nhận ra giọng nói người thân, cô. - Đọc thơ: Miệng xinh, Cái lưỡi, Đôi mắt của bé
|
- Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân. - Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi yêu thích của mình - Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên - Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn không tranh giành đồ chơi với các bạn. - Thực hiện một sô quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định - Tự bỏ chén ,muỗng, ly sau khi ăn vào xô theo từng loại, bưng ghế nhẹ nhàng - Gọi người lớn giúp khi cần: bị dơ, té, bị đau, mệt, ốm - Hát : Vì sao con mèo rửa mặt, Ta thơm tay ngoan - Di màu: Ngôi sao, Quả bí - Cầm bút di màu: Quả táo
|
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 10.2020
LỚP: MẦM (3 – 4 TUỔI)
(Từ ngày 05.10.2020 – 31.10.2020)
Phát triển Thể chất
|
Phát triển Nhận thức
|
Phát triển Ngôn ngữ
|
Phát triển Tình cảm và kỹ năng xã hội
|
Phát triển Thẩm mỹ |
- Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp. - Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động: Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc ; Trườn về phía trước ; Bước lên, xuống bậc thang hoặc bục cao (cao 30cm) ; Tung bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 2,5 m) ; Lăn bóng ; Bật về phía trước - Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt: xoay tròn cổ tay; Tô vẽ nguệch ngoạc. - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh: thịt, cá, trứng, sữa, rau... - Biết ăn để chóng lớn, khoẻ mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. - Tập ăn rau và trái cây. - Làm quen cách đánh răng, lau mặt. - Tập rửa tay bằng xà phòng. - Tập sử dụng dụng cụ, thiết bị vệ sinh (bàn chải, xà phòng, vòi nước, bồn cầu, khăn giấy…). - Tập nhai, tập xúc ăn.
|
- Chức năng của các giác quan và một số bộ phận cơ thể. Biết giữ gìn cơ thể bé sạch sẽ. - Sử dụng các giác quan để: nhìn, nghe, ngửi, sờ,.. để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng. - Ghép đôi. - Nhận biết, gọi tên các hình: hình vuông, hình tam giác , hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế (đồ dùng, đồ chơi,…) - Nói được tên, tên thân mật ở nhà, tuổi, giới tính khi được hỏi, trò chuyện. - Phân biệt trai – gái - Nói được tên của bố mẹ và từng thành viên trong gia đình- quan hệ với bé thế nào (mẹ, ba, anh, chị, ông, bà). - Bé có những hành động quan tâm, giúp đỡ - Nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi, trò chuyện; xem ảnh về gia đình.
|
- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản. - Biết thể hiện cảm xúc, ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp khi nói (gật, lắc, cười, vẫy tay…). - Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi. - Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp lứa tuổi Tay phải - Tay trái; Cô bé hoa Hồng). - Tập nói tròn câu. - Biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh. ( truyện thỏ con thông minh). - Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè. - Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nguy hiểm, cấm đi, …). - Nhận biết bìa và các trang sách, chữ và hình minh hoạ. - Thích vẽ, “viết” nguệch ngoạc
|
- Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân. - Nói được những điều bé thích, không thích. - Tự cất đồ dùng cá nhân: giỏ xách, giày dép, ly đúng nơi qui định. - Xúc ăn, dọn dẹp đồ chơi, rửa tay, lau mặt, đi dép, cởi mặc quần áo, đội mũ với sự giúp đỡ của cô. - Chờ đến lượt. - Trẻ biết chú ý khi nghe cô và bạn nói. - Yêu mến ba, mẹ, anh, chị , em ruột. |
- Văn hóa thưởng thức nghệ thuật: giữ im lặng, vỗ tay tán thưởng. - Chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư … theo bài hát, bản nhạc. - Nghe các bài hát bản nhạc: thiếu nhi, dân ca, không lời. - Hát tự nhiên , hát đúng giai điệu lời ca bài hát: Cái mũi, tay ngoan tay thơm. - Vận động đơn giản theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc. - Tô màu hình: tập tô bên trong hình, điều chỉnh không ra ngoài, kín hình - Chơi với đất nặn. - Xé: xé tự nhiên từ mảnh to thành nhỏ, xé vụn, xé dải dọc, vò giấy, bóp giấy trong nắm tay. - Dán: phết hồ vào mặt trái hình, dán hình có sẵn, dán vào vị trí định sẵn, dán thêm trên hình nền, biết miết hình |
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 10.2020
LỚP: CHỒI (4 – 5 TUỔI)
(Từ ngày 05.10.2020 – 31.10.2020)
Phát triển Thể chất
|
Phát triển Nhận thức
|
Phát triển Ngôn ngữ
|
Phát triển Thẩm mỹ |
Phát triển Tình cảm và kỹ năng xã hội |
- Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp. - Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động: Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân; Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng; Bật tách chân, khép chân qua 5 ô; Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m; Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh (tín hiệu hoặc yêu cầu), dích dắc (đổi hướng ít nhất 3 lần) theo vật chuẩn (4-5 vật chuẩn đặt dích dắc) - Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Phân biệt các loại thực phẩm khác nhau: rau củ, trái cây, cá, thịt, sữa, gạo, mì... - Nhận biết các bữa ăn trong ngày, ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (tiêu chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…) - Không thay quần áo trước mặt người khác giới. - Mời cô, bạn khi ăn và ăn từ tốn, nhai kỹ. - Chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau… - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản. - Kỹ năng và thói quen vệ sinh mội trường: rửa, lau đồ chơi, quét và nhặt lá cây, vệ sinh vườn cây, tưới cây... - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể đối với sức khoẻ con người. - Sử dụng đồ dùng, đồ chơi an toàn: không bỏ hạt, hột nhỏ vào mũi, bưng ghế nhẹ nhàng, cẩn thận.
|
- Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thểèchức năng (giúp bé làm gì?) - Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm.. để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng - Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng gần gũi. - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 - Đếm ở các vị trí, cách xếp khác nhau: dọc, ngang, tròn, lung tung. - Gộp hai nhóm đối tượng và đếm. - Nhận biết ý nghĩa các con số trong cuộc sống (số nhà, điện thoại, biển số xe…) - Nhận biết, so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình hình học: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật, sao, tim… thấy các hình này trong cuộc sống xung quanh bé. Ứng dụng vào làm các ký hiệu,tạo hình, trang trí. - Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác (phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái). mật ở nhà),con thứ mấy, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân. - Quá trình trưởng thành (bé lớn lên thế nào, cần gì để lớn). - Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ. Tên từng thành viên trong gia đình, công việc, sở thích của mỗi người. - Mối quan hệ (là mẹ, ba, ông, bà, anh, chị, em…) của từng thành viên trong gia đình với bé. Một số nhu cầu của gia đình - Địa chỉ gia đình, số điện thoại nhà. - Kể tên và nói đặc điểm nổi bật của một số ngày lễ hội (Trung thu, 20/10; 20/11, Noel, Tết, 8/3...)
|
- Chú ý nghe để ghi nhớ thông tin. - Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi. - Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi. - Nói rõ để người nghe có thể hiểu được. - Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm,... - Biết đặt câu hỏi và trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi (Ai, cái gì, thế nào, để làm gì, tại sao..). - Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép (thưa , gửi khi xin phép, biết xưng hô, …), mạnh dạn, điều chỉnh giọng phù hợp: không la hét, nói quá to hay lí nhí. - Biết cảm ơn, xin lỗi. Giơ tay trong giờ học khi muốn nói. - Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ .... - Kể lại chuyện đã được nghe có mở đầu và kết thúc. - Biết giữ gìn và bảo vệ sách (sửa chữa sách hư hỏng..). Lấy và cất sách đúng nơi quy định |
- Văn hóa thưởng thức nghệ thuật: giữ im lặng, vỗ tay, tán thưởng, hưởng ứng với người trình diễn. - Chú ý nghe, tỏ ra thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc. Thích nghe và đọc thơ đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện. - Thích thú ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng …) của các tác phẩm tạo hình - Vui sướng vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật. - Thể hiện cảm xúc, thái độ hành vi mong muốn tạo ra cái đẹp: xếp đồ gọn gàng, chăm sóc cây hoa, ăn mặc, chải tóc…. - Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ …. - Hát diễn cảm, tự nhiên - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu. - Dán: phết, chấm hồ vừa đủ, dán vào hình nền có sẵn, ước lượng vị trí dán, chọn hình có sẵn để dán thành hình mới. - Chia đất cân đối, vo tròn, bóp, ấn, ngắt, lăn dài, uốn cong, miết, gắn, kéo dài.. Đính thêm các chi tiết vào hình nặn. Đặt hình đã nặn vững trên bệ - Tập cầm kéo cắt trên giấy, cắt dọc, thẳng: cắt hình từ băng giấy để tạo hình (vuông, chữ nhật, tam giác…) - Xé vụn, xé theo đường thẳng, xé tua, dải to-nhỏ, cong ..theo hình vẽ sẵn, theo trí tưởng tượng- ước lượng. - Xé, cắt theo đường thẳng, đường cong… và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục kệ.
|
- Nói được tên tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ. - Nói được những điều bé thích, không thích những việc gì bé có thể làm được. - Có ý thức và kỹ năng tự phục vụ bản thân:vệ sinh cá nhân(rửa tay, lau mặt đúng thao tác, đánh răng ), tự thay quần áo, giày dép, xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp, xúc ăn, bỏ chén, muỗng, ly sau khi ăn vào rỗ theo từng loại, dọn dẹp đồ chơi, cất đúng chỗ, nhấc ghế nhẹ nhàng. - Cố gắng hoàn thành công việc được giao, không bỏ dở công việc. - Nhớ trách nhiệm được phân công. - Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích. - Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình. - Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình. - Cởi mở, hoà đồng, dễ gần gũi. - Chơi, sống hoà thuận:kiên nhẫn chờ đến lượt, thay phiên nhau, biết xếp hàng, không chen lấn, cùng thực hiện nhiệm vụ, tập kỹ năng hợp tác với bạn khi chơi, trực nhật.. - Biết chơi 1 số trò chơi dân gian, nghe bài hát dân ca,đọc đồng dao, ý thích tham dự lễ hội –sự kiện, tết, trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, giáng sinh. - Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
|
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 10.2020
LỚP: LÁ (5 – 6 TUỔI)
(Từ ngày 05.10.2020 – 31.10.2020)
Phát triển Thể chất
|
Phát triển Nhận thức
|
Phát triển Ngôn ngữ
|
Phát triển Thẩm mỹ |
Phát triển Tình cảm và kỹ năng xã hội |
- Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp. -Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động: - Đi trên dây (dây đặt trên sàn; Chuyền, bắt bóng qua chân; Bật liên tục vào vòng; Bật, nhảy từ trên cao xuống (40 - 45cm) . - Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt: - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: + - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (tiêu chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…) - Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe: mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn; Không đùa nghịch, không làm đổ thức ăn; Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau; - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. - Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp . - Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng. - Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết đi xong dội/giật nước cho sạch. - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể đối với sức khoẻ con người - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh - Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm . - Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc |
- Chức năng các bộ phận trên cơ thể - Phân loại cây gia đình theo 2 - 3 dấu hiệu - Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống - Nói đúng họ tên đầy đủ, ngày sinh, tuổi, con thứ mấy, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích và vị trí của trẻ trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện. - Bé biết mình có thể tự làm và thích làm gì (Đồ chơi, trò chơi, trang phục món ăn ưa thích) - Quá trình trưởng thành (bé lớn lên thế nào, cần gì để lớn). - Số lượng thành viên trong gia đình, tên, công việc ở nhà, nghề nghiệp của bố, mẹ; sở thích của các thành viên trong gia đình. - Qui mô gia đình, mối quan hệ. Nhu cầu của gia đình. - Địa chỉ gia đình (số nhà, đường phố, số con hẻm…) - Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 9. - So sánh số lượng của các nhóm. - Ước lượng kích thước, trọng lượng bằng mắt, tay. - Nhận biết ý nghĩa các con số: số nhà, biển số xe, số điện thoại…được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. - Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận. |
- Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động liên tiếp. - Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức. - Biết trả lời các câu hỏi của người khác về nguyên nhân, so sánh: tại sao? Có gì giống nhau, khác nhau? Do đâu mà có? - Đặt câu hỏi: “Tại sao?”; “Như thế nào?”; “Làm bằng gì?” - Kể lại nội dung truyện đã nghe theo trình tự - Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè - Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh. - Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau. - Nhận biết các bộ phận 1 cuốn sách, biết cách đọc sách, xem các loại sách khác nhau. Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách. - Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái - Tập tô, tập đồ các nét chữ. - Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt chữ (m-e,ô-ơ).
|
- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ. - Tập cầm kéo cắt dọc, đứng, lượn cong - Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc - Thích nghe và đọc thơ - Thích thú, ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng, bố cục ..) của các tác phẩm tạo hình. - Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển) - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát trẻ em ( Gia đình nhỏ, hạnh phúc to) - Hát diễn cảm, tự nhiên rõ lời phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ - Thể hiện cảm xúc và vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu - Tự chọn màu cho nền, hình. - Chia đất cân đối, vo tròn, bóp, ấn, ngắt, lăn dài, uốn cong, miết, gắn, kéo dài - Xé: xé vụn, xé theo đường thẳng - Phối hợp các kĩ năng cắt, xé, dán, để tạo thành bức tranh có màu sắc, bố cục cân đối. - Khảm hình - Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục. - Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn
|
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân (họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm, sở thích…) và gia đình - Điểm giống và khác nhau của mình với người khác (biết mình là trai hay gái và có ứng xử phù hợp - Biết mình là con cái /cháu /anh/ chị em trong gia đình. - Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. - Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức - Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình. - Biết chơi 1 số trò chơi dân gian - Có ý thức và kỹ năng tự phục vụ: vệ sinh cá nhân, tự thay quần áo,xếp quần áo,giày dép, xúc ăn, tự bỏ chén, muỗng, ly sau khi ăn vào xô theo từng loại,dọn dẹp đồ chơi, cất đúng chỗ.
|
Các bài viết khác
- NHỮNG TRÒ CHƠI VỚI NƯỚC
- HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI 9.2 - LỚP MOON
- DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM - CÁC ĐẶC TÍNH VÀ TRẠNG THÁI CỦA NƯỚC - LỚP LÁ 2
- DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM - NƯỚC CÓ NHIỀU ĐIỀU THÚ VỊ LẮM Ạ - LỚP MẦM 3
- DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM
- CÙNG HỌC BƠI NÀO - LỚP MẦM 3
- LỄ HỘI XUÂN 2023 - RỰC RỠ SẮC XUÂN
- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ - LỄ HỘI RỰC RỠ SẮC XUÂN
- GÓI BÁNH TÉT, GÓI YÊU THƯƠNG
- CÂY MAI, CÂY ĐÀO ĐÓN TẾT - LỚP CHỒI 2
- LÀM THIỆP CHÚC TẾT - LỚP SKY 1
- PTNN: CẶP TỪ TRÁI NGHĨA - LỚP LÁ 2
- VẼ TÚI VẢI
- KỂ CHUYỆN: MỰC CON TÌM MẸ - LỚP MẦM 1
- PTNT: PHÂN BIỆT CON GÀ - CON VỊT - LỚP MẦM 2
- TIỆC BUFFET TẤT NIÊN 2022