CHƯƠNG TRÌNH HỌC THÁNG 11.2020 - CƠ SỞ 2
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 11.2020
LỚP: NGÔI SAO (6 – 12 tháng)
(Từ ngày 02.11.2020 – 28.11.2020)
Phát triển Thể chất
|
Phát triển Nhận thức
|
Phát triển Ngôn ngữ
|
Phát triển Tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ |
- Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp. - Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động: Tay: co, duỗi, đưa lên cao, bắt chéo tay trước ngực. Chân: co duỗi chân, nâng 2 chân duỗi thẳng. -Tập bò - Tập ngồi: - Bé tập ngồi với gậy thể dục - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Làm quen chế độ ăn cơm xay nấu với các loại thực phẩm khác nhau. - Làm quen chế độ ngủ 3 giấc.
|
* Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh có khoảng cách gần với trẻ: - Tiếng còi xe - Tiếng chuông gió
|
* Nghe các câu nói đơn giản trong giao tiếp hằng ngày: - Bé nghe câu nói: Xin chào, tạm biệt - Bé nghe câu nói: Cô đâu, bé đâu? - Bé nghe câu nói: Cái gì đây? - Bé nghe câu nói: Con lấy đồ chơi cho cô nhé! |
- Chơi với bàn tay, bàn chân của bản thân. - Tập biểu hiện tình cảm, cảm xúc: cười, đùa với cô. * Giao tiếp với cô bằng âm thanh, hành động, cử chỉ: - Bạn nào đến chơi - Hoan hô nào! * Chơi với đồ chơi/đồ vật: - Bé chơi xếp chồng - Bé chơi gõ trống * Làm theo cô: chào, tạm biệt. * Nghe âm thanh của phách tre * Nghe hát ru, nghe nhạc, thơ: - Đồng dao: Nu na nu nống - Rửa mặt như mèo - Lời chào buổi sáng - Con cò bé bé
|
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 11.2020
LỚP : MẶT TRĂNG 2 (13 – 24 tháng)
(Từ ngày 02.11.2020 – 28.11.2020)
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 11.2020
LỚP : BẦU TRỜI 2 (24 – 36 tháng)
(Từ ngày 02.11.2020 – 28.11.2020)
Phát triển Thể chất
|
Phát triển Nhận thức
|
Phát triển Ngôn ngữ
|
Phát triển Tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ |
- Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp. - Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động: Bò thẳng hướng theo đường hẹp, Bật tại chỗ, Ném bóng về phía trước. - Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt: nhào đất nặn, nhón nhặt đồ vật, lật mở trang sách - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau. Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống. - Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định. - Tập tự phục vụ: xúc cơm, uống nước. - Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần. |
- Sờ nắn, nhìn…đồ vật để nhận biết đặc điểm nổi bật. - Màu cơ bản: Xanh lá cây - Biết tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình. - Tập tô bên trong hình, điều chỉnh không ra ngoài.
|
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau. - Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói - Nghe hiểu các câu hỏi: cái gì? Làm gì?để làm gì?ở đâu/ như thế nào? - Nghe truyện ngắn: Thỏ con không vâng lời - Đọc các đoạn, bài thơ ngắn có 3 – 4 từ: Yêu mẹ, Bà và cháu, Bé biết bye bye - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi chào hỏi, nói chuyện với người lớn.
|
- Mạnh dạn, hồn nhiên, thoải mái trong sinh hoạt với những người xung quanh - Thực hiện một sô quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định. - Tự lấy gối vào chỗ ngủ, uống nước, lau miệng, tự đi vệ sinh khi có nhu cầu. - Gọi người lớn giúp khi cần: bị dơ, té, bị đau, mệt, ốm. - Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc hưởng ứng bằng vỗ tay, vẫy, xoay tay, lắc lư người, nhún nhảy
|
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 11.2020
LỚP: MẦM (3 – 4 TUỔI)
(Từ ngày 02.11.2020 – 28.11.2020)
Phát triển Thể chất
|
Phát triển Nhận thức
|
Phát triển Ngôn ngữ
|
Phát triển Tình cảm và kỹ năng xã hội
|
Phát triển Thẩm mỹ |
- Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp.
- Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: tập ăn rau và trái cây; tập nhai, tập xúc ăn; Biết cách dùng đồ dùng, đồ chơi an toàn: không bỏ hạt, hột nhỏ vào mũi, bưng ghế nhẹ nhàng, cẩn thận.
|
- So sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: nhiều hơn, ít hơn. - Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại - Nhận biết, gọi tên các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế (đồ dùng, đồ chơi,…) - Công việc của bé, công việc của cô. - Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương (nghề trồng lúa) khi được hỏi, xem tranh.
|
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi. Bài thơ làm bác sĩ, bé làm bao nhiêu nghề, làm nghề như bố, bé làm họa sĩ - Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp lứa tuổi . Câu Chuyện: Bác nông dân và câu chuyện ba chú heo con - Văn hóa nói, giao tiếp: biết sử dụng các từ lễ phép trong giao tiếp (dạ, thưa, biết xưng hô...), biết nói đủ nghe, chờ tới lượt, không nói lí nhí. -Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe. - Biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh. - Đọc vè. Kéo cưa lừa xẻ - Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nguy hiểm, cấm đi, …) - Biết giữ gìn sách, lấy-cất đúng nơi qui định. |
- Thoải mái trước đám đông, người lạ. - Thực hiện được một số qui định ở lớp và gia đình: sau khi chơi xếp cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi - Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây cối, con vật. - Biết bảo vệ và chăm sóc con vật, cây cối. |
- Văn hóa thưởng thức nghệ thuật: giữ im lặng, vỗ tay tán thưởng - Nghe các bài hát bản nhạc: thiếu nhi, dân ca, không lời. - Hát tự nhiên , hát đúng giai điệu lời ca bài hát. - Vận động đơn giản theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách , nhịp, vận động minh họa … ). - Sử dụng ngón tay, bàn tay vẽ, ịn. - Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý. - Vẽ các nét: thẳng dọc, ngang để tạo thành bức tranh đơn giản. - Lăn dọc, xoay tròn, bóp, ấn dẹt, bẻ uốn cong để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối. |
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 11.2020
LỚP: CHỒI (4 – 5 TUỔI)
(Từ ngày 02.11.2020 – 28.11.2020)
Phát triển Thể chất
|
Phát triển Nhận thức
|
Phát triển Ngôn ngữ
|
Phát triển Thẩm mỹ |
Phát triển Tình cảm và kỹ năng xã hội |
- Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp. - Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động: Ném xa bằng 1, 2 tay; Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân; Bật xa 35 - 40 cm; Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi. - Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt: vo, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối. - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Phân biệt các loại thực phẩm khác nhau - Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn, thức uống (trình tự, thực phẩm, vật liệu, cách làm). - Nhân biết các ký hiệu chỉ dẫn trong nhà vệ sinh công cộng. - Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt... - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể đối với sức khoẻ con người. - Nhận ra vật dụng nguy hiểm không đến gần.
|
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1 - 2 dấu hiệu. (màu sắc, chất liệu, công dụng...) - Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản.( vắt nước cam) - Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem tranh ảnh, nhận xét và trò chuyện cùng trẻ để tìm hiểu hứng thú của trẻ - Quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, (hỏi: bao nhiêu? Là số mấy?...) - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 - Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5 - So sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. - Nhận biết ý nghĩa các con số trong cuộc sống (số nhà, điện thoại, biển số xe, giờ, phút, số thứ tự) - Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương
|
- Văn hóa nghe: chú ý lắng nghe, không ngắt lời, chờ đến lượt. - Nghe các bài hát, bài thơ phù hợp với độ tuổi. - Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi. - Nói rõ để người nghe có thể hiểu được. - Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm,... - Nói và sử dụng từ biểu cảm, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp. - Biết đặt câu hỏi và trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi (Ai, cái gì, thế nào, để làm gì, tại sao..) - Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép (thưa , gửi khi xin phép, biết xưng hô, …), mạnh dạn, điều chỉnh giọng phù hợp: không la hét, nói quá to hay lí nhí. - Biết cảm ơn, xin lỗi. Giơ tay trong giờ học khi muốn nói. - Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ .... - Kể lại truyện đã được nghe. - Nhận biết các bộ phận 1 cuốn sách: bìa sách, trang sách, tên sách, chữ viết, hình ảnh … Phân biệt phần mở đầu và kết thúc của sách. - Tư thế đọc-vẽ: ngồi, cầm bút đúng cách. |
- Vui sướng vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát bản nhạc - Thể hiện cảm xúc, thái độ hành vi mong muốn tạo ra cái đẹp. - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu nhịp điệu của bài hát - - - - Chiađất cân đối, vo tròn, bóp, ấn, ngắt, uốn cong, miết (nặn chén, dĩa) - - - - Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích - Đặt tên cho sản phẩm tạo hình |
- Có ý thức và kỹ năng tự phục vụ bản thân - Cố gắng hoàn thành công việc được giao, không bỏ dở công việc. - Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích. - Biết lựa chọn theo ý mình - Nhận ra cảm xúc của người khác: vui, buồn, giận - Biết chia sẻ cảm xúc, đồng cảm (trong câu chuyện,với mọi người) - Vui tươi, hồn nhiên:trong sinh hoạt, giao tiếp, trình diễn. - Biết yêu quý nơi bé sống: ngôi nhà, đường phố, cảnh vật, hàng xóm - Tập kiềm chế |
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 11.2020
LỚP: LÁ (5 – 6 TUỔI)
(Từ ngày 02.11.2020 – 28.11.2020)
Phát triển Thể chất
|
Phát triển Nhận thức
|
Phát triển Ngôn ngữ
|
Phát triển Thẩm mỹ |
Phát triển Tình cảm và kỹ năng xã hội |
- Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp. -Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động: Đi trên ván dốc; Đi thăng bằng được trên ghế thể dục , không làm rơi vật đang đội trên đầu; Tung bóng lên cao và bắt. - Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
|
- Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, - Gộp/ tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm. - Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế - Gọi đúng tên các ngày trong tuần theo thứ tự - Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày - Hay đặt câu hỏi về SVHT - Thích khám phá các SVHT xung quanh - Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau. - Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại
|
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức - Nói rõ ràng, mạch lạc có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được - Biết trả lời các câu hỏi của người khác về nguyên nhân, so sánh: tại sao? Có gì giống nhau, khác nhau? Do đâu mà có? - Đặt câu hỏi: “Tại sao?”; “Như thế nào?”; “Làm bằng gì?” - Kể lại nội dung truyện đã nghe theo trình tự - Kể chuyện sáng tạo: Kể theo tranh, về đồ vật, mô hình … trong chuyện có sẵn, tự kết thúc câu chuyện - Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè - Không nói tục, chửi bậy - Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh - Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau - Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách - Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái - Tập tô, tập đồ các nét chữ. - Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt chữ (m-e,ô-ơ) |
- Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản - Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc - Thích nghe và đọc thơ - Thể hiện cảm xúc, thái độ hành vi mong muốn tạo ra cái đẹp: xếp đồ gọn gàng, chăm sóc cây hoa, ăn mặc, chải tóc…. - Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển) - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát trẻ em - Phân biệt sắc thái màu: nóng - lạnh - Tự chọn màu cho nền, hình - Chia đất cân đối, vo tròn, bóp, ấn, ngắt, lăn dài, uốn cong, miết, gắn, kéo dài -Xé theo đường cong - Xé theo hình vẽ sẵn
|
- Cố gắng thực hiện công việc đến cùng - Chủ động, độc lập làm một số công việc đơn giản hằng ngày - Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.. - Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi - Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi -Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn - Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn) - Giúp đỡ cô: vệ sinh lớp, trường, chuẩn bị giờ học, chăm sóc cây …
|
Các bài viết khác
- NHỮNG TRÒ CHƠI VỚI NƯỚC
- HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI 9.2 - LỚP MOON
- DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM - CÁC ĐẶC TÍNH VÀ TRẠNG THÁI CỦA NƯỚC - LỚP LÁ 2
- DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM - NƯỚC CÓ NHIỀU ĐIỀU THÚ VỊ LẮM Ạ - LỚP MẦM 3
- DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM
- CÙNG HỌC BƠI NÀO - LỚP MẦM 3
- LỄ HỘI XUÂN 2023 - RỰC RỠ SẮC XUÂN
- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ - LỄ HỘI RỰC RỠ SẮC XUÂN
- GÓI BÁNH TÉT, GÓI YÊU THƯƠNG
- CÂY MAI, CÂY ĐÀO ĐÓN TẾT - LỚP CHỒI 2
- LÀM THIỆP CHÚC TẾT - LỚP SKY 1
- PTNN: CẶP TỪ TRÁI NGHĨA - LỚP LÁ 2
- VẼ TÚI VẢI
- KỂ CHUYỆN: MỰC CON TÌM MẸ - LỚP MẦM 1
- PTNT: PHÂN BIỆT CON GÀ - CON VỊT - LỚP MẦM 2
- TIỆC BUFFET TẤT NIÊN 2022